Thời tiết ẩm ướt và mưa rét là nguyên nhân chính khiến quần áo giặt khó khô (đặc biệt là thời tiết mùa nồm và mưa phùn phía Bắc Việt Nam), và phát ra những mùi mốc rất khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay nhiều gia đình đã sử dụng các sản phẩm máy sấy quần áo hỗ trợ, giúp ích trong việc phơi khô quần áo.
Phân biệt các loại máy sấy quần áo theo khối lượng quần áo sấy và thời gian sấy:
Máy sấy quầy áo dạng túi vải
máy sấy quần áo dạng tủ chứa vải
máy sấy quần áo dạng hộp: dòng máy ngưng tụ, dòng máy ống dẫn hơi
Đối với dòng máy cao cấp dụng tủ sấy, trên thị trường chủ yếu là hàng nhập khẩu nguyên chiếc của một số nhãn hiệu: Electrolux (sản phẩm của Mỹ, ráp tại Thái Lan, Indonesia), Teka (sản phẩm của Tây Ban Nha), Indesit (sản phẩm của Ý, ráp tại Anh)… Đa số các loại máy sử dụng công nghệ dẫn ống hơi, riêng nhãn hiệu Indesit có thêm loại máy sử dụng công nghệ ngưng tụ.
Dòng máy ngưng tụ phù hợp với các ngôi nhà có diện tích nhỏ vì không phải dẫn ống ra ngoài, lượng nhiệt tỏa cũng không đáng kể. Sử dụng loại này phải vệ sinh hộp ngưng tụ nước và hộp giữ bụi trước mỗi lần sấy. Ngược lại, dòng máy dẫn ống hơi thích hợp với những nhà rộng rãi, có chỗ để dẫn ống thoát nước, thoát bụi.
Đối với dòng máy trung và thấp cấp dạng túi vải, hay tủ vải sử dụng nhiệt kiểu như máy sấy, và quạt thổi khí nóng kết hợp để đẩy hơi nước ra ngoài. Nước và hơi ẩm đi xuống dưới đáy túi và tủ để đi ra ngoài. Các loại máy sấy quần áo dạng này thường là xuất xứ Trung Quốc với giá từ 1-2 triệu đồng.
2. Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo
Bước 1: Chuẩn bị quần áo
Khi cho quần áo vào máy để sấy phải là những quần áo đã được giặt sạch sẽ, đã cho nước thơm, chất tẩy khi ở trong quá trình giặt quần áo trong máy giặt.
Đặc biệt, không cho quần áo dính dầu mỡ vào trong máy sấy nó sẽ tạo thành phản ứng hoá học và gây cháy.
Quần áo đã được vắt khô bằng tay hoặc bằng máy.
Treo quần áo lên giá treo của máy sấy.
Bước 2: Chọn chế độ sấy
Chế độ của máy sấy: hầu hết các loại máy sấy đa năng đều có thể thực hiện ba chương trình sấy khô cơ bản:
Sấy tự động tự nhận biết được độ khô ráo của các loại vải khác nhau.
Sấy các loại vải sợi tổng hợp.
Sấy các loại vải mỏng.
Theo đó, máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30 – 60 – 120 – 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải.
Ngoài ra bạn còn có thể chọn nhiệt độ sấy theo từng loại vải: nhiệt độ cao cho vải cotton, nhiệt độ thấp cho sợi tổng hợp, sấy không cấp nhiệt cho vải bằng lông mềm hay lông tơ, và nhiệt độ trung bình cho vải mỏng.
Bước 3: Bật công tắc điện và chờ quần áo khô
Bật Contact và chọn thời gian cho máy hoạt động sau đó kéo túi giữ hơi nóng cho thật kín chờ hết thời gian cài đặt máy sẽ tự động tắt.
Lưu ý:
Trong khi sử dụng, quần áo đã được làm khô bởi máy giặt hoặc vắt khô bằng tay, để giảm thiểu các giọt nước rơi xuống làm ướt sàn nhà, thêm vào đó ít nước cũng đảm bảo tăng cường tình trạng cách điện và làm ngắn quá trình sấy khô quần áo để tích kiệm điện năng.
Không treo quần áo quá khít để luồng hơi nóng lan tỏa đều khắp quần áo sẽ khô nhanh hơn. Không nên để trẻ em đến gần máy khi đang sử dụng.
Tất cả các loại máy đều cần đặt xa nơi ẩm ướt và tránh để mưa tạt vào. Nên đặt chế độ vắt tối đa khi giặt để thời gian sấy quần áo được nhanh hơn.
Nên phân biệt đồ dày – mỏng, nặng – nhẹ và chọn chế độ sấy thích hợp để tăng độ bền cho quần áo mà thời gian sấy cũng được rút ngắn.
Nếu có thể ủi đồ ngay, bạn nên chọn chế độ sấy tương ứng, để vừa dễ là ủi, vừa tiết kiệm điện. Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy để tẩy uế.
Để đảm bảm tính an toàn và tránh nguy cơ bị cháy nổ khi sử dụng máy sấy quần áo, người sử dụng đặc biệt tránh đưa những vật có dính hoặc ngâm trong dầu thực vật, dầu ăn, dầu bôi trơn hoặc mỡ… vào trong máy.
Ngoài ra, những loại quần áo có các phụ kiện bằng kim loại cũng không nên để trong máy sấy. Bởi hư hỏng có thể xảy ra nếu các phụ kiện kim loại rớt ra trong quá trình sấy.
Tuyệt đối không bao giờ sấy các loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, vải có đính kim loại, ny-lon không thấm nước. Những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…
Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi. Những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim… bởi những vật này có thể làm hư hóng máy sấy và quần áo.
Trong bối cảnh giá điện đang có xu hướng tăng cao, việc tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng sản phẩm là điều nhiều người chú ý đến.
Để tiết kiệm năng lượng và để giúp bảo vệ môi trường, người sử dụng nên để vật cần sấy vào khoảng từ 1/2 đến 2/3 lồng giặt, bởi nếu sấy với lượng quá ít sẽ rất hoang phí. Cùng với đó, luôn sấy quần áo đã được vắt ráo, bởi làm như vậy sẽ rút ngắn được thời gian hoạt động của máy. Điều này tất nhiền sẽ làm giảm công suất tiêu thụ điện.
Không nên để quá khô. Như vậy sẽ giúp tránh nhăn quần áo và tiết kiệm điện.
Cùng với những lưu ý trên, người sử dụng cũng cần lựa chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại vải và độ sấy khô cần thiết. Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên, cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Vì vậy, để tránh bị tình trạng này, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống và lấy quần áo ra khỏi máy sấy trong khi chúng vẫn còn lưu lại một ít hơi ẩm.
(theo nguồn tin tổng hợp)